Đóng gói: 90 viên / hộp
Sản xuất tại Úc
Nhu cầu và thách thức của cuộc sống đôi khi có thể để lại cho chúng ta cảm thấy bối rối, lo lắng và buồn bã. Blackmores St John Wort có chứa một liều thuốc lâm sàng thử nghiệm Hypericum perforatum (St John wort) để làm giảm tạm thời cảm giác của tâm trạng buồn bã và căng thẳng
St John wort tác động đến một số chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc.
St John wort đã được chuẩn hóa chứa các thành phần hoạt động hypericin. Nghiên cứu cho thấy hypericin là một loại thuốc bổ với tranquillising. St John wort có thể làm tăng mức độ của thần kinh nhất định, chẳng hạn như noradrenaline, serotonin và dopamine, giúp duy trì tâm trạng bình thường và giữ cảm xúc ổn định.
Thành phần:
Hypericum perforatum (St John Wort) chiết xuất từ thảo mộc
(chuẩn hóa để có hypericin các dẫn xuất 990 mcg) 1.8G (1800mg)
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập, làm việc... lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng rất đa dạng:
- Mất ngủ: Là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc (thức giấc sớm, không ngủ lại được). Nếu bệnh nhân thức giấc sớm hơn thường lệ trên hai giờ thì coi là mất ngủ. Chẳng hạn bình thường bệnh nhân thức dậy lúc 5 giờ sáng, bây giờ bệnh nhân thức giấc lúc 2 giờ sáng mà không sao ngủ lại được. Nếu nặng sẽ gây ra mất ngủ toàn bộ.
- Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổi sáng. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập và làm việc ở bệnh nhân.
- Chán ăn: Ăn mất ngon, vì vậy bệnh nhân ăn ít, từ đó dẫn đến gầy sút, bệnh nhân không muốn ăn, không có cảm giác thèm ăn.
- Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí: Các mối quan tâm hay sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu: Nét mặt bệnh nhân luôn rầu rĩ. Bệnh nhân luôn có cảm giác buồn bã với tất cả mọi việc mà không có cách nào làm bệnh nhân vui lên được. Bệnh nhân luôn cáu gắt với mọi người vì những lý do không đâu.
- Ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Bệnh nhân chán mọi thứ, cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập và làm việc của bệnh nhân.
- Khó khăn khi tập trung vào một việc gì đó: Như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi... Bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, do đó không thể ghi nhớ được, có bệnh nhân nói rằng đang đọc một đoạn sách mà không sao tập trung chú ý được.
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, lo lắng vô cớ: Bệnh nhân khó có thể ngồi yên một chỗ được một lúc. Họ luôn trong tâm trạng lo lắng vô cớ với những lý do không đâu.
- Thường xuyên có các rối loạn: Như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi..., vì vậy bệnh nhân thường được đưa đi khám ở bác sĩ thần kinh (đau đầu), tim mạch (đánh trống ngực), tiêu hóa (đau bụng)... nhưng tất cả các khám xét trên đều không chỉ ra một bệnh cụ thể nào. Cũng chính vì đi khám và điều trị nhiều nơi không phải chuyên khoa tâm thần nên bệnh nhân thường đến khám bác sĩ tâm thần ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã trở thành mạn tính, vì vậy việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn.